Fiducia supplicans: “Chúc lành là một việc xưa như trái đất”

Phanxico.vn (23/1/2024) – Phỏng vấn linh mục dòng Đa Minh Marie-Augustk Laurent-Huyghues-Beaufond về Fiducia supplicans, ngài xác định rõ ràng hai loại chúc phúc, làm nổi bật sự phong phú của “các chúc phúc tự phát”, đặc biệt dành cho các cặp vợ chồng “trong hoàn cảnh bất hợp lệ”.

Kể từ khi được công bố, tuyên bố Fiducia supplicans về việc chúc lành cho các cuộc kết hợp “trong tình trạng bất hợp lệ” đã gây nhiều phản ứng trên khắp thế giới và đặc biệt trong Giáo hội. Trong khi có những người giải thích tuyên bố là để chúc phúc cho những trường hợp này thì có một số người chỉ trích mạnh mẽ, kể cả phản đối, họ cho rằng tuyên bố này mâu thuẫn với giáo lý của Giáo hội. Câu hỏi về chúc phúc và ý nghĩa của nó là tâm điểm của những tranh cãi. Linh mục dòng Đa Minh Marie-Augustin Laurent-Huyghues-Beaufond làm rõ vấn đề này.

Tuyên bố của bộ Giáo lý Đức tin gợi lên nhiều chúc phúc khác nhau. Ghi chú của Rôma ngày 4 tháng 1 giải thích, chúng ta nên phân biệt “phụng vụ hoặc nghi thức hóa” với “mục vụ tự phát”. Làm thế nào để  định nghĩa và phân biệt chúng?

Linh mục Marie-Augustin Laurent-Huyghues-Beaufond: Những điều mà chúng ta gọi là phụng vụ nằm trong khuôn khổ của một nghi thức chính xác, có trong Sách Phép lành, trong đó quy định một nội dung rõ ràng. Loại chúc phúc này được ban cho một người hoặc một nơi (nhà nguyện, trường học) mở rộng đến các sinh hoạt của giáo dân ở đó. Và thường bắt đầu bằng việc đọc Lời Chúa, có thể có thêm các bài hát, ý cầu nguyện và kéo dài khoảng hai mươi phút. Những phép lành phụng vụ này không phải lúc nào cũng được linh mục tuyên bố. Chẳng hạn trong trường hợp đính hôn, theo văn bản chính thức, thừa tác viên tự nhiên là người cha gia đình và lễ đính hôn được làm tại nhà.

Chúc phúc loại này luôn có nghĩa là được Giáo hội xác nhận hoặc chấp thuận?

Không, vì người nhận không xin. Nhưng nói lên một dự án trong tương lai. Như chúc phúc cho cặp sách trẻ em, bày tỏ hy vọng học tập của các em. Nếu một linh mục chúc phúc cho một nhóm đạp xe đạp không có nghĩa là nâng cao đức tin và đời sống của mỗi người, nhưng nhân cơ hội, linh mục có dịp tốt để dạy giáo lý cho những người có thể đã xa Giáo hội.

Chúc phúc phụng vụ”, và tài liệu tái khẳng định điều này, có phải là khuôn khổ được đề xuất cho các cặp vợ chồng “trong hoàn cảnh bất hợp lệ hoặc các cặp đồng tính”. Còn “chúc phúc tự phát hoặc mục vụ” mà Fiducia supplicans triển khai là như thế nào?

Những chúc phúc như thế này đã có từ rất xưa. Nó xưa như trái đất! Đã hiện diện trong nhiều truyền thống tôn giáo, chúng đáp ứng nhu cầu nhân học, đó là mong muốn điều tốt lành cho người khác. Ở đây chúng ta thấy giống cử chỉ dịu dàng của người mẹ với con mình trước khi đi ngủ. Với tín hữu kitô, nó có nghĩa là “Tôi muốn điều tốt lành cho bạn từ Thiên Chúa, Đấng muốn điều tốt lành cho tất cả mọi người”. Là linh mục, tôi được mời gọi chúc phúc kiểu này, chẳng hạn với người hành hương ở Lộ Đức đưa các đồ vật bạn bè của họ xin tôi làm phép. Tôi luôn hỏi về người nhận, vì điều quan trọng là người nhận có thể chắc chắn về sự hiện diện của Chúa ở bên cạnh họ. Đây là một nghi thức phụng vụ, có thể làm dấu thánh giá hoặc đọc một lời Kinh thánh.

Thật vậy, những chúc phúc gọi là “tự phát” này không phải là chủ đề của một chuẩn mực hay một nghi thức nào. Người ban không hỏi người nhận ở đâu. Chúng ta bắt đầu chúc phúc mà không phán xét dựa trên những kết quả có thể có của việc hoán cải. Lời chúc phúc này, thậm chí còn ít “xác nhận” hơn lời chúc trước, có đặc điểm là không trang trí, không hào nhoáng rườm rà. Một thiếu sót mà một số người có thể phàn nàn.

Có nên tìm thuật ngữ để phân biệt?

Chúng ta có thể gọi các phép lành phụng vụ là các chúc lành “theo thể chế” vì chúng dựa trên những thực tại đã tồn tại từ lâu. Khác với những cử chỉ “tự phát”, nhận biết một tình huống, như một cặp vợ chồng đang trên đường đi với Chúa.

Sự phát triển về chủ đề này trong tuyên bố Rôma cò gì mới?

 Lần đầu tiên, chúng ta đọc cách hình thức hóa một cử chỉ mà các linh mục luôn thực hiện trong nháy mắt. Fiducia supplicans đưa ra một suy tư sâu sắc về chủ đề này, một chủ đề mới mẻ. Trong khi thực hành mục vụ đã tồn tại. Và điều này cho thấy ranh giới giữa giáo lý và mục vụ đang bị mờ. Và tuyên bố không bao giờ tách biệt hai “nhóm” liên quan, những người ly dị và tái hôn và những cặp đồng giới. Đó là một cách mới để đặt hai tình huống trên một nền tảng ngang nhau.

Bài đọc thêm: Phép lành cho các cặp đồng tính: các lý do được Vatican cho phép

Bối cảnh của tuyên bố Fiducia supplicans cũng là Con đường Thượng hội đồng Đức và nghi thức được các giám mục Bỉ đề xuất năm 2022 để chúc phúc cho các cặp đồng tính. Một cử chỉ rất tối giản, do các thừa tác viên thế tục thực hiện để tránh bắt chước hôn nhân công giáo. Văn bản tháng 12 cấm mọi nghi lễ chính thức của địa phương. Nhưng nó sẽ không ngăn cản sự lưu hành của những khuôn mẫu, những nghi lễ tiêu chuẩn.

Liệu văn bản này có củng cố cho những người âm thầm chúc phúc không?

Dĩ nhiên. Cách đây vài năm, tôi đã chúc phúc cho một cặp vợ chồng ly dị và tái hôn, mỗi người đều bị linh mục của họ từ chối. Tôi có ít yếu tố và khi đó tôi chia sẻ suy nghĩ với các tu sĩ dòng Đa Minh, trong đó có tổng giám mục Jean-Paul Vesco, tổng giáo phận Alger từ năm 2021. Tôi phải tìm một công thức không mâu thuẫn với bí tích hôn phối, điều mà tôi đã giải thích rõ cho cộng đoàn nhỏ có mặt. Tôi đã chọn phụng vụ Lời Chúa, với bài giảng và lời cầu nguyện.

Đối với cử chỉ chúc lành, hai vợ chồng đã cúi mình trước Thánh Thể và chính Chúa Giêsu đã chúc lành cho họ (tôi không cần phải tìm lời để diễn tả). Ngày nay, tình hình đã bớt quanh co hơn. Nhưng với Fiducia supplicans, tôi không thể phát triển nhiều ở cấp phụng vụ. Mà đặt ra một giới hạn. Các linh mục ít cởi mở hơn nhận thức được việc mở ra một quyền có thể chống lại để có được một phép lành. Tuy nhiên, những người xin châu Phi phải tìm hiểu về linh mục trước khi xin yêu và điều này sẽ không thay đổi. Các linh mục không bắt buộc phải chấp nhận. Nhưng nếu chỉ kéo dài “10 hoặc 15 giây” như được đề cập trong ghi chú của Bộ ngày 4 tháng Giêng thì sẽ khó tìm ra lý do chính đáng để từ chối.

lavie.fr, Philippe Clanché, 2024-01-19 – Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch